Gỗ và vấn đề sử dụng gỗ trong thiết kế nội thất

Vật liệu xây dựng

Thời gian gần đây, quan niệm về việc sử dụng gỗ ở nước ta đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các loại thiết mộc, gỗ quý hiếm ngày càng ít xuất hiện (hoặc hầu như không còn để khai thác nữa!). Thay vào đó, các loại gỗ rừng trồng nhập khẩu lại ngày càng quen thuộc như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ dái ngựa, gỗ tếch…

Chúng tôi là KIẾN TRÚC NHÀ TRANH – đơn vị chuyên tư vấn thiết kế và thi công hoàn thiện các công trình ngoại thất và nội thất như thiết kế biệt thựthiết kế nhà phố, thiết kế sân vườn tiểu cảnh, nội thất văn phòng, chung cư, nhà hàng, khách sạn…và nhiều hạng mục công trình khác. Các bạn có thể tham khảo một số dự án nhà phốbiệt thự và nội thất mà chúng tôi đã thực hiện. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0904.799.796 và email: lienhe@nhatranh.vn để được tư vấn và đăng ký thiết kế nhà đẹp.

Đồng thời, sự xuất hiện của vật liệu gỗ trong ngôi nhà Việt cũng mang một hình ảnh khác biệt, trẻ trung hơn, ứng dụng linh hoạt hơn và đưa vào những thiết kế hiện đại hơn. Hãy nghe những người trong cuộc nói gì về gỗ nhé!
Theo một nữ kiến trúc sư chuyên thiết kế nội thật: Nghề kiến trúc luôn phải “chơi” với đủ loại vật liệu xây dựng nên việc “chọn bạn mà chơi” thế nào thì chọn vật liệu xây dựng cũng vậy. Gỗ là một dạng “bạn” không dễ chọn và dễ chơi, phải qua thực tế sử dụng, thử thách mới có thể biết hiệu quả tốt xấu.

Mặt khác, tuy kiến trúc sư lựa chọn nhưng gia chủ mới là người “ăn ở” lâu dài cùng gỗ trong công trình, nên cái khó là ở chỗ “thấy vậy mà không phải vậy”, lắm lúc vẫn phải chấp nhận thử và sai. Ví dụ tủ bếp bằng gỗ tự nhiên, người này khen nức nở, người khác lại kêu không bằng gỗ nhân tạo.

Có nhiều gia chủ hay nói với kiến trúc sư: sao cái gì mấy anh chọn cũng toàn tốn tiền vậy? Và các nhà chuyên môn cũng hay giải thích theo kiểu nửa đùa nửa thật: “tiền nào của nấy”.

Nhưng rồi ngẫm nghĩ, không lẽ chỉ có gỗ quý danh mộc, gỗ nhân tạo ngoại nhập cao cấp mới thực sự có thể làm cho nhà sang và đẹp, còn gỗ cũ tận dụng, gỗ loại 3 loại 4 thì… đồ bỏ hết hay sao? Tính chất sinh thái của chất liệu gỗ có thể xem như một giá trị để xem xét khi sử dụng.

do-go-noi-that-phong-khach-05

Gỗ quý sử dụng trong nội thất phòng khách

Thực tế việc dùng gỗ thế nào nằm ở kỹ thuật thi công và bố trí hợp lý, đúng chỗ. Ví dụ, phòng tắm xứ ta dù có giữ gìn cẩn thận đến đâu vẫn là nơi nhiều nước nhiều ẩm, sử dụng gỗ nên cân nhắc, hoặc gỗ làm tủ bếp sẽ có lớp hoàn thiện khác gỗ làm tủ sách do tính chất nấu nướng nóng ẩm mau làm gỗ xuống cấp.

Cũng không ai dù thừa tiền mà đem gỗ tự nhiên ra ốp mặt ngoài nhà, trường hợp này tôi thấy thường dùng lam gỗ nhựa thay thế. Thậm chí, nhóm chất liệu gỗ này còn có đủ các bề mặt tạo tác như gỗ tự nhiên để người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa theo gu của mình.
Một ý kiến khác cho rằng, với người Việt Nam, gỗ trong nhà cửa lâu nay luôn là vật liệu gần gũi, nhưng cũng có sự phân hóa “giàu nghèo” qua các loại gỗ sử dụng. Sang thì thường được cho là phải dùng gỗ tự nhiên nhóm quý, kém hơn thì chuyển sang gỗ MDF phủ veneer, còn bàn ghế bằng ván okal thì mặc định chỉ dùng ở nơi công sở, trường học.

Gần đây thị trường đã chuyển sang dùng gỗ rừng trồng nhưng vẫn nhiều người không hiểu lắm và cho rằng vì hết gỗ quý rồi nên đành dùng vậy!

10-nguyen-tac-sap-xep-do-go-noi-that-trong-nha

Gỗ tự nhiên trở thành sự lựa chọn thay thế cho gỗ quý trong nội thất gia đình

Rõ ràng vẫn thấy tỷ lệ rất ít công trình tư nhân ở Việt Nam sử dụng gỗ sinh thái một cách hợp lý, và trên các phương tiện thông tin đại chúng, do vô tình hay cố ý, luôn có hình ảnh các “đại gia” lút mình trong bộ ghế cẩm lai cẩn xà cừ, hay các “kiều nữ” khép mở những cánh cửa gỗ đỏ hoặc gỗ lim nặng nề chạm trổ hoa văn như một ẩn dụ về nỗi khát khao rằng đã phú quý là phải kèm với gỗ quý!

Đối lập với giới trung niên chuộng gỗ quý là giới thanh niên năng động thích kiểu gỗ “bụi đời” thậm chí gỗ phế thải, sau khi tút tát gia cố ghép nối lại thành ra các sản phẩm tạm gọi là “nghệ thuật đương đại”. Gần đây hiện tượng dùng lam gỗ bọc trong bọc ngoài công trình có vẻ bắt đầu phổ biến, thậm chí đi vào lối mòn hình thức.

Ví dụ trần nhà bê tông được đưa vào giàn lam gỗ như một thời người ta cố đóng trần thạch cao và tô phào chỉ vậy. Các vấn đề về ngóc ngách bám bụi, tốn kém chi phí và nhân công, cảm giác đậm màu và đè nặng trên đầu người sử dụng… đều bị bỏ qua.

Ngược lại, phía gia chủ cũng không phải “chịu trận” những mảng tường gạch nung không tô bám bụi, những giàn lam gỗ không biết để làm gì và những góc nhà chỉ đẹp trên hình ảnh được dàn dựng chụp công phu, còn khi sử dụng thì đầy rẫy bất cập.

“Tôi rất mong các nhà thiết kế trẻ trước khi chạy theo trào lưu mới hãy ngoái nhìn kinh nghiệm cũ, đừng vội đả phá, từ bỏ một kiểu cách dùng gỗ này rồi chính mình lại sa đà vào một hình thức lạm dụng gỗ khác. Nhu cầu, điều kiện kinh tế, công năng… sẽ là các chỉ dấu giúp nhà thiết kế chọn và dùng gỗ có chừng mực hơn, khoa học hơn”.

Một quản lý khách sạn tại Hà Nội cho biết:
“Tôi cho rằng, cách dùng gỗ thế nào quan trọng hơn là gỗ loại gì, thậm chí phần gia công và chất xám trong sản phẩm gỗ phải được xem là tiêu chí giá trị chứ không chỉ chăm chăm săm soi nguyên liệu gỗ đó là gì”.

Dùng gỗ tự nhiên một cách công nghiệp và dùng gỗ công nghiệp một cách “tự nhiên” là hai hiện tượng phổ biến hiện nay trên thị trường thiết kế và thi công sản phẩm gỗ ở Việt Nam.

salon go oc cho SL1502_1448880921

Một thiết kế sử dụng gỗ công nghiệp mà vẫn tạo sự sang trọng trong ngôi nhà

Ở cách thứ nhất, gỗ quý bị dùng theo kiểu rập khuôn cứng nhắc, kiểu dáng sao chép nhạt nhòa, phô trương tư duy trọc phú và thẩm mỹ cũ kỹ. Ở nhóm kia, gỗ công nghiệp hoặc gỗ tận dụng được làm đủ thứ từ bàn ghế quán cóc đến hàng gia dụng bình dân mà thiếu đầu tư về mẫu mã, mau xuống cấp ọp ẹp càng làm giảm giá trị của nhóm gỗ này.

images1223051_New_Folder__6__Living_room_Pallet_office

Ý tưởng sáng tạo về sử dụng gỗ tái chế trong thiết kế nội thất

Thử nhìn sang các nước phát triển hiện nay sẽ thấy không như thế, chỗ nào cần vật liệu gỗ công nghiệp hàng loạt thì họ vẫn dùng, nhưng dùng có hàm lượng chất xám và kỹ thuật đạt chuẩn, mà sản phẩm của Ikea là ví dụ.

Còn trong nhà ở riêng tư hoặc công trình nghỉ dưỡng thì họ đánh giá cao gỗ tự nhiên rừng trồng như gỗ sồi, óc chó… được tạo tác có đầu óc thiết kế chứ không phải lấy trong “thư viện đồ gỗ” trên mạng có sẵn như ở Việt Nam gắn vào bản vẽ. Sản phẩm gỗ khi đó thông qua tính thủ công sẽ xác lập đẳng cấp ngôi nhà.

Hãy thử đi các khu resort hàng đầu thế giới lẫn Việt Nam hiện nay, có thể thấy dù chỉ với gỗ tràm, gỗ sồi rừng trồng nhưng nếu có yếu tố thiết kế (dĩ nhiên phải chuẩn, không được sơ sài hay sao chép kém cỏi) thì đó luôn là tiêu chí quan trọng để xếp hạng đánh giá khách sạn hay resort.

Mọi sự lựa chọn đều có lý do, và sự khác biệt giữa nhà cửa bên Âu châu với bên Nhật, giữa nhà Việt với nhà Mỹ về mặt vật liệu có thể nhận thấy rõ, đó chính là ở thái độ và văn hóa chọn lựa vật liệu của gia chủ.

Mà đã là văn hóa thì luôn có nhiều dạng thức thể hiện, có sự tiếp nạp yếu tố bên ngoài lẫn sự trì kéo của các ý thức bên trong khiến từng vùng miền, từng điều kiện cá nhân và từng thời điểm khác nhau sẽ sản sinh cách thức hành xử khác nhau.

Để thay đổi về gốc rễ vấn đề này ở Việt Nam, tôi cho rằng rất cần các phương tiện thông tin đại chúng và nhà chuyên môn góp tâm sức để quảng bá, định hướng thái độ tiêu dùng đúng đắn hơn.

Trích trong tạp chí Kiến trúc nhà đẹp – Hội kiến trúc sư Việt Nam

Số 6 – Tháng 6 năm 2016